PHÒNG THÍ NGHIỆM – KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

I. CHỨC NĂNG
Tổ chức thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu công trình xây dựng nhằm đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật.
Kiểm định chất lượng công trình trong các giai đoạn xây dựng: trước, trong và sau thi công, đảm bảo an toàn, phù hợp thiết kế và quy chuẩn.
Cung cấp dịch vụ tư vấn, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng thông qua các báo cáo, kết quả thí nghiệm, kiểm tra và giám định.
Tổ chức thực hiện các hoạt động khảo sát địa hình, địa chất, địa chất thủy văn phục vụ cho công tác lập quy hoạch, thiết kế, thi công và giám sát xây dựng công trình.
Cung cấp số liệu khảo sát kỹ thuật chính xác, khách quan và kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho các dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý, vận hành thiết bị khảo sát hiện trường, đồng thời thực hiện công tác phân tích, lập hồ sơ kỹ thuật khảo sát theo tiêu chuẩn hiện hành.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thực hiện công tác giám định tư pháp xây dựng
– Thực hiện công tác giám định tư pháp xây dựng, công tác giám định theo vụ việc với loại công trình dân dụng và công nghiệp theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp ngày 20/6/2012 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020 đối với các nội dung:
+ Về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng trong giai đoạn khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất);
+ Về chất lượng xây dựng, bao gồm: Giám định chất lượng khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất), vật liệu xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng.
2. Kiểm định chất lượng công trình
Đánh giá chất lượng công trình hiện hữu hoặc đang thi công (nền móng, kết cấu, sàn, cột, dầm,…).
Kiểm định nguyên nhân hư hỏng, nứt gãy, lún nứt, biến dạng,…
Lập báo cáo kiểm định, đề xuất phương án xử lý kỹ thuật nếu có sai lệch hoặc không đạt chất lượng.
3. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
Phòng thí nghiệm – kiểm định chất lượng công trình xây dựng thuộc Trung tâm Giám định chất lượng và quy hoạch xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Sơn La theo quyết định Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép đầu tư): Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 28/2/2025 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng và Quy hoạch xây dựng trực thuộc Sở Xây Dựng.
Địa chỉ: Đường Khuất Duy Tiến, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Điện thoại: 02123 3752 288, 02123 752 949; 02123 751 137
Mã số phòng thí nghiệm được cấp: LAS-XD605 (số 192/QĐ-BXD, ngày 05/8/2020).
Thực hiện các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của:
Đất, cát, đá, xi măng, bê tông, thép xây dựng,…
Vật liệu hoàn thiện như gạch, vữa, nhựa đường, vật liệu composite,…
Thí nghiệm hiện trường: xuyên tiêu chuẩn (SPT), nén tĩnh cọc, nén đất, thí nghiệm độ chặt K,…
Thí nghiệm trong phòng: kiểm tra mẫu bê tông, mẫu thép, thử kéo, nén, uốn,…
4. Quản lý chất lượng và hồ sơ
Quản lý hệ thống thiết bị thí nghiệm, kiểm chuẩn định kỳ, đảm bảo độ chính xác.
Lưu trữ mẫu vật, biên bản, hồ sơ thí nghiệm theo quy định.
Phối hợp lập nhật ký thí nghiệm, chứng chỉ vật liệu, báo cáo nghiệm thu liên quan đến chất lượng.
5. Hỗ trợ tư vấn và đánh giá
Tư vấn chủ đầu tư, nhà thầu về giải pháp nâng cao chất lượng công trình.
Phối hợp với các bên (tư vấn thiết kế, giám sát, thi công, chủ đầu tư) để xử lý các vấn đề kỹ thuật.
Tham gia hội đồng kỹ thuật hoặc đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng.
6. Tổ chức khảo sát hiện trường
Khảo sát địa hình: đo đạc, lập bản đồ địa hình, mô hình số bề mặt (DEM, DTM) bằng máy toàn đạc điện tử, GPS, flycam hoặc quét laser 3D.
Khảo sát địa chất công trình: khoan lấy mẫu, xuyên tiêu chuẩn (SPT), CPT, VST, nén cánh, nén ngang, xác định chỉ tiêu cơ lý của đất và đá nền móng.
Khảo sát địa chất thủy văn: đo mực nước ngầm, lưu lượng nước, phân tích tác động đến nền móng công trình.
7. Xử lý số liệu và lập hồ sơ khảo sát
Biên tập bản đồ, mặt cắt địa chất, mặt bằng bố trí điểm khảo sát.
Tổng hợp số liệu khảo sát, đánh giá địa chất nền móng, đề xuất giải pháp kỹ thuật.
Lập báo cáo khảo sát đầy đủ, đúng quy định pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN, ASTM,…).
8. Quản lý thiết bị và nhân lực khảo sát
Bảo trì, hiệu chuẩn thiết bị định kỳ (máy khoan, máy đo GPS, toàn đạc, máy xuyên,…).
Quản lý, đào tạo kỹ thuật viên, tổ khoan và nhân sự hiện trường.
Đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát.
9. Phối hợp với các đơn vị liên quan
Làm việc với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu để xác định yêu cầu khảo sát.
Hỗ trợ cung cấp dữ liệu cho phòng thiết kế, phòng thí nghiệm, hoặc đơn vị giám sát kỹ thuật.
Tham gia xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nền móng hoặc điều kiện địa chất bất lợi.
10. Tuân thủ pháp lý và tiêu chuẩn
Thực hiện thí nghiệm, kiểm định theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn ngành (TCXDVN), hoặc quốc tế (ASTM, BS, ISO,…).

III. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH PHÒNG THỰC HIỆN

Tượng Đài Bác Hồ với đồng bào dân tộc Tây Bắc, tỉnh Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La